Khớp ngậm đúng chính là chìa khóa để mẹ có nhiều sữa cho bé bú. Vậy khớp ngậm đúng là gì? Làm thế nào để bé bú đúng khớp ngậm? Bé bú đúng khớp ngậm thì có tác dụng gì? Mà bé không bú đúng khớp ngậm thì có sao không? Hãy cùng Mẹ Và Bé Thảo Duyên tìm hiểu về khớp ngậm đúng nhé!
Khớp ngậm đúng là gì? Thế nào là bú đúng khớp ngậm?
Bé bú đúng khớp ngậm là khi:
– Cằm bé đưa sâu vào bầu vú mẹ
– Đầu bé ngửa ra, góc giữa cằm và cổ khoảng 140 độ
– Lưỡi của bé đưa ra phía trước, đè lên nướu dưới
– Miệng bé mở rộng như cá đớp mồi
– Bé không chỉ ngậm đầu ti mà còn ngậm sâu vào quầng vú, bé ngậm nhiều quầng vú dưới hơn là quầng vú trên
– Mẹ không có cảm giác đau hay khó chịu khi bé mút
– Khớp bám rất chắc cho dù lúc bé ngưng mút
– Bé mút nhanh ngay từ lúc đầu, sau đó khi có sữa thì bé sẽ mút, nuốt, thở, thỉnh thoảng nghỉ vài phút rồi lại mút tiếp
– Tai, vai, hông thành 1 đường thẳng
Tác dụng của khớp ngậm đúng
– Khi bé bú đúng khớp ngậm thì mẹ sẽ luôn đủ sữa cho bé bú
Vậy vì sao khớp ngậm đúng chính là chìa khóa để mẹ có nhiều sữa cho bé bú?
Bởi vì khi đó bé sẽ kích thích phản xạ xuống sữa một cách hiệu quả nhất.
Xem chi tiết: Phản Xạ Xuống Sữa Là Gì? 9 Cách Kích Thích Phản Xạ Xuống Sữa
– Mẹ sẽ không bị đau đầu ti, hay nứt cổ gà khi bé ti thường xuyên
– Mẹ con kết nối, bé nhận được nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất
– Phát triển xương hàm một cách tối ưu, tránh việc mọc lệch răng khôn khi trưởng thành, giúp gương mặt cân đối
– Phát triển hộp sọ một cách tối ưu, giúp bé thông minh, và chống bẹp đầu
– Cơ lưỡi khỏe mạnh, khả năng nhai tốt, tạo tiền đề tốt cho việc ăn dặm
Dấu hiệu bé bú sai khớp ngậm
Nếu mẹ thấy:
– Bé hay đập tay đập chân và nhả vú ra khóc, hoặc thở gấp vài phút sau khi bú chứ không bú được liên tục trọn cữ
– Bé hay bị sặc sữa, hoảng sợ hoặc khóc ré và nuốt không kịp khi sữa mẹ xuống nhiều
– Bé bú rất lâu mà không nghe nuốt sữa
– Mẹ đau đầu vú khi bé ngậm, mẹ ít sữa hoặc giảm sữa
– Mẹ hay bị nứt đầu vú, tắc tia sữa, cương sữa
– Đầu vú mẹ bị biến dạng sau khi bé bú
– Con có cảm giác muốn ẹo khi ngậm sâu
– Sữa mẹ tràn ra 2 bên mép con trong khi bú
– Bé ngừng bú khi sữa xuống nhanh
– Bé ngạt và có thể sặc sữa ra đường mũi trong khi bú
– Bé ngậm bú không chắc, rất dễ tuột ra khi chưa xong cữ
– Bé không tăng cân dù cho bú theo nhu cầu
Đây đều là những dấu hiệu cho thấy bé bú sai khớp ngậm.
Tác hại của việc bú sai khớp ngậm
– Mẹ bị đau đầu ti, bị nứt cổ gà:
Khi bé ngậm sai khớp ngậm, đầu ti của mẹ bị chèn ép tại vòm họng cứng của bé, khiến đầu ti bị đau nhức khó chịu, thậm chí bị nứt cổ gà.
– Mẹ ít sữa:
Bé bú đúng khớp ngậm chính là chìa khóa để nuôi con sữa mẹ thành công.
Khi mẹ ít sữa thì chắc chắn con bạn đang bú sai khớp ngậm.
Xem thêm: 5 Cách Kích Sữa Về Nhiều Cho Mẹ Ít Sữa – Mất Sữa
– Bé không phát triển được xương hàm và hộp sọ một cách tốt nhất.
6 bước để tập cho bé bú đúng khớp ngậm ngay tại nhà
Để tập bú đúng khớp ngậm cho con hiệu quả, thì bạn cần bỏ ti bình hoàn toàn, và đút thìa (đúng kỹ thuật) cho con khi cần
Bước 1: Xem video minh họa thật chuẩn xác về khớp ngậm đúng
Có rất nhiều video về những em bé bú đúng khớp ngậm mà bạn tìm được ở trên mạng là chưa thực sự chuẩn xác, thậm chí là bú sai.
Bạn xem cái sai của người ta, bạn làm theo thì bạn sai là chuyện đương nhiên.
Nhiều người con họ bú sai, nhưng mà họ vẫn quay lên, đó là chuyện bình thường.
Với lại có rất nhiều video tập khớp ngậm đúng do những người tư vấn sữa mẹ quay lại và up lên youtube, thì xem những cái đó rất hay, nhưng bạn phải hiểu rằng: những người mẹ và những em bé cần đến sự tư vấn của chuyên gia như vậy, là trước đó họ đã sai sẵn rồi, nên trong những lần tập đầu tiên có thể em bé đó chưa thể bú đúng khớp ngậm 1 cách thuần thục được.
Ví dụ 1 em bé bú đúng khớp ngậm được chấm 10 điểm.
Em bé đang tập bú khớp ngậm đúng mà bạn xem có thể chỉ đạt 9 điểm thôi, thậm chí chỉ đạt 7-8 điểm.
Nếu mà bạn không biết, bạn lại nghĩ cái 7-8 điểm đó chính là 10 điểm, thì khi bạn tự tập khớp ngậm đúng cho con tại nhà, kiến thức nó còn rơi rụng đi thì con bạn lại thành sai khớp ngậm.
Nên bước đầu tiên bạn cần xem những video minh họa thật chuẩn xác những em bé đang bú đúng khớp ngậm.
Video minh họa bú đúng khớp ngậm
***
Video minh họa dấu hiệu nhận biết bé có bú đúng khớp ngậm không
***
Bước 2: Nhập tâm
Có cái bước này là bởi vì một số mẹ khi mà tự chỉnh khớp ngậm cho bé tại nhà thì gặp khó khăn, đó là, trước kia bế bé sai và bú sai quen rồi, bây giờ tự nhiên bế bé kiểu khác và cho bé bú kiểu khác mà chẳng nói gì với bé cả, nên là bé khóc, mẹ không dỗ được con lại đành cho con bú theo kiểu cũ, dẫn tới việc tập khớp ngậm đúng không thành công.
Nên để tránh chuyện này xảy ra thì chúng ta sẽ nhập tâm cho con vào 2 khoảng thời gian:
- Lúc con chập chờn bước vào giấc ngủ
Mình đưa ra một đoạn nhập tâm làm mẫu để bạn tham khảo như sau:
“Từ giờ mẹ con mình sẽ bỏ hẳn cái bình sữa và chuyển sang ti mẹ trực tiếp nhé.
Ti bình không tốt chút nào cả.
Con ti bình thì xương hàm không phát triển được, sau này mọc răng khôn bị lệch đau lắm.
Ti mẹ mới tốt.
Ti mẹ đúng khớp ngậm giúp con phát triển xương hàm, sau này răng mọc lên vừa đẹp vừa xinh, khuôn mặt con cũng sẽ cân đối và xinh đẹp hơn.
Ti mẹ sẽ giúp con phát triển hộp sọ, giúp con thông minh nữa.
Ti mẹ trực tiếp vừa thông minh lại vừa xinh đẹp.
Nên lát nữa khi con đói thì mẹ sẽ bế con theo 1 kiểu khác, để con bú dễ dàng hơn, và con cũng dễ kiểm soát lượng sữa hơn. Con chỉ việc ngửa cổ, há miệng thật to để tợp ti và bú mẹ 1 cách thoải mái nhé.
Con rất thích bú mẹ và từ giờ mỗi khi đói thì con sẽ bú mẹ nhé.”
Bước 3: Bế con đúng tư thế
Các tư thế cho con bú
***
Đa phần chúng ta bế con sai tư thế, nên dẫn đến con ngậm sai khớp ngậm.
Trong bài viết này, mình sẽ chỉ nói về tư thế phổ biến nhất để tập cho bé bú đúng khớp ngậm thôi nhé.
Khi bế con để tập khớp ngậm đúng theo tư thế này, chúng ta chú ý 3 điểm sau:
Thứ nhất là da tiếp da, tức là phần da bụng bé sẽ áp sát vào da bụng mẹ.
Khi đó mẹ sẽ không mặc áo, và bé cũng sẽ không mặc quần áo, để có thể da tiếp da với mẹ.
Không đeo bao tay để bé có thể tự do ôm bầu vú mẹ, để bé có thể kích thích các hocmon 1 cách tự nhiên.
Không đội mũ cho bé để bé định hướng tìm ti mẹ tốt hơn.
2 tay bé: 1 tay ở trên, và 1 tay ở dưới
Việc bế con da tiếp da này vô cùng quan trọng.
Chỉ khi mà phần bụng bé chạm sát vào bụng mẹ thì bé mới ở trong 1 tư thế vững chãi nhất, bé có điểm tựa nên sẽ cảm thấy an tâm hơn.
Chúng ta đa phần bế con không áp sát vào mẹ nên con bị sai khớp ngậm.
Một số bạn hay bế bé nằm ngửa và bé phải quay đầu mới có thể bú mẹ, thì như thế con không thể nào mà bú đúng khớp ngậm được.
Da tiếp da sẽ giúp con bình an, cả 2 mẹ con cùng thoải mái, từ đó giúp gia tăng lượng sữa 1 cách đáng kể, nhưng nhiều mẹ lại chủ quan bỏ qua, dẫn tới gặp khó khăn trong việc cho con bú đúng khớp ngậm.
Da tiếp da rất ấm, vì cơ thể mẹ chính là cái chăn 37 độ bạn nhé.
Nếu như trong mùa lạnh, thì chúng ta chỉ cần đóng kín các cửa và bật lò sưởi là có thể yên tâm cởi quần áo cho con rồi.
Thứ 2, chúng ta sẽ dùng cổ tay để đỡ phần đầu của bé
Nhiều bạn xem các video nước ngoài thấy họ đỡ phần đầu con bằng khuỷu tay, làm theo thì thấy khó.
Vì tỉ lệ cơ thể của họ không giống với người Việt mình.
Người Việt mình dùng cổ tay để đỡ phần đầu của bé sẽ dễ dàng hơn.
Thứ 3, tai vai hông phải thẳng hàng
Bước 4: Thả lỏng và thư giãn
Nhiều mẹ vì những lần trước con bú sai khớp ngậm nên bị đau, cho nên lúc cho con bú rất căng thẳng, cứ gồng cứng người lại và lo lắng.
Vì con bú sai khớp ngậm nên nó mới đau.
Chứ con bú đúng khớp ngậm thì sẽ không bị đau bạn nhé.
Chính cái tâm trạng căng thẳng, lo lắng của bạn làm cho con bạn không hợp tác ấy.
Bởi vì sao?
Bởi vì em bé bắt sóng mẹ.
Mẹ nghĩ là con không hợp tác thì con sẽ không hợp tác.
Mẹ nghĩ là con không bú được đúng thì con sẽ không bú được.
Mẹ nghĩ là không có sữa thì sẽ không có sữa.
Cho con bú là khoảng thời gian rất thiêng liêng, nó kết nối tình mẫu tử, nên bạn phải tận hưởng cái khoảng thời gian này nhé.
Hãy thả lỏng và thư giãn!
Hãy tin con, tin tưởng con sẽ bú tốt, và tin tưởng ở chính bản thân mình nữa!
Chỉ cần kỹ thuật đúng và tâm lý thoải mái thì chắc chắn bé sẽ bú đúng.
Bước 5: Để đầu ti chạm vào mũi con và đợi con tự tợp ti
Sau khi làm tốt những bước trên rồi, hãy để đầu ti chạm vào mũi con và kiên nhẫn đợi con ngửa cổ tự tợp ti mẹ.
Cái bước này cũng rất nhiều người làm sai.
Cái sai thứ nhất là chúng ta thường có thói quen để đầu ti ở ngay miệng con.
Như vậy thì khi con bú con sẽ bị gập cổ lại và khó bú.
Chúng ta để đầu ti chạm vào mũi con thì con muốn bú con bắt buộc phải ngửa cổ ra và há miệng to mới tợp được ti.
Khi con há miệng to thì đầu ti có to bằng ngón chân cái hay không có đầu ti con vẫn ngậm đúng khớp ngậm bình thường.
Cái sai thứ 2 là mới có 1 lúc bé không tợp ti là mẹ bị mất kiên nhẫn và hoang mang, thế là lại làm theo kiểu cũ, nhét ti vào miệng con.
Bạn có thể nặn 1 ít sữa ra để con ngửi thây hơi sữa.
Bạn có thể nói chuyện với con, nói với con rằng con hãy ngửa cổ ra, há miệng to ra để tợp ti rồi bú nhé.
Nhớ là phải kiên nhẫn, tuyệt đối không được nóng vội.
Khớp ngậm đúng là bắt buộc con phải ngửa cổ và miệng mở rộng.
Nếu bạn thấy con không ngửa cổ thì phải bế dịch con xuống.
Chỉ cần để đầu ti chạm vào mũi con, kiên nhẫn đợi con tự tợp ti và không phải làm gì khác nhé.
Chú ý:
Với những bạn bị cương sữa khiến cho đầu ti với quầng vú căng cứng thì nên vê đầu ti và quầng vú cho mềm ra, vắt bớt 1 chút sữa ra cho đỡ căng để con ngậm bắt vú dễ hơn.
Nếu con bạn đang chê ti mẹ thì bạn cần làm bước nhập tâm vô thức thật nhiều lần, sẽ rất hiệu quả.
Và bạn có thể nhờ chồng hoặc nhờ bé lớn làm mẫu cho con
Trẻ sơ sinh bắt chước rất nhanh, bạn dậy con cái gì thì con sẽ học cái đó.
Bước 6: Khen ngợi
Các bạn nhớ phải khen ngợi con khi con có tiến bộ dù là rất nhỏ nhé.
Bạn chỉ cần áp dụng đúng các bước để tập khớp ngậm đúng trong video này là có thể tập cho bé bú đúng khớp ngậm ngay tại nhà.
Tập khớp ngậm đúng cho bé không thành công?
Đầu tiên bạn kiểm tra xem con có vấn đề gì về miệng lưỡi khiến bé không bú được hay không.
Nếu như con không có vấn đề về sức khỏe, bạn đã làm theo hướng dẫn, nhưng bé không hợp tác, thì bạn hãy xem video này nhé:
https://www.facebook.com/chuyengia.betibuti/videos/1287375918032979
Bạn có thấy sự khác biệt trước khi bé được da tiếp da, và sau khi bé được da tiếp da hay không?
Khi không được da tiếp da => Bé không hợp tác
Sau khi được da tiếp da => Bé hợp tác và bú mẹ đúng khớp ngậm
Vậy bạn đã cho bé da tiếp da chưa?
90% các mẹ tập cho bé bú đúng khớp ngậm không thành công đều bỏ qua bước da tiếp da.
Da tiếp da có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ.
Da tiếp da là bước cực kỳ quan trọng, quyết định thành công của việc tập khớp ngậm đúng cho bé.
Thế nhưng hầu hết tất cả mọi người đều bỏ qua bước này.
Đó là lý do khiến bạn gặp khó khăn đó.
Tuy nhiên, để da tiếp da đạt hiệu quả cao nhất thì người mẹ cần thoải mái, thư giãn, cần có trái tim bình an.
Và mẹ sẽ truyền sự bình an này cho con qua việc da tiếp da.
Nhu cầu được bình an, an toàn là nhu cầu cơ bản của con người.
Nhưng chúng ta không thể cho con được những gì chúng ta không có.
Đó chính là lý do mà có những người cứ bế con là con khóc.
Nhưng khi để cho bà bế thì con lại ngoan.
Hoặc có những em bé nhất quyết không chịu ti mẹ đòi ti bình.
Nhưng lại sẵn sàng bú ké cô hàng xóm mà lại tỏ ra rất thích thú.
Một trong những lý do chính đó là người mẹ đó không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của con, đó là nhu cầu được an toàn, được bình an.
Da tiếp da không phải là chỉ cần mỗi lúc bé bú, mà bạn nên cho con da tiếp da với mẹ càng nhiều càng tốt, lúc bé ngủ, lúc bé chơi…
Ngoài ra, tập cho bé bú mẹ không phải là cứ để con thật đói, vạch ti ra và bắt con ti.
Hành động đó chỉ khiến con có ác cảm với việc ti mẹ mà thôi bạn nhé.
Bạn nên bắt đầu bằng việc cho con tiếp xúc với ngực trần của mẹ càng nhiều càng tốt thông qua việc da tiếp da hàng ngày, để con quen hơi ti mẹ, con làm quen với ti mẹ và yêu quý ti mẹ.
Đồng thời với việc đó, mẹ cần bỏ ti bình hoàn toàn và cho con ăn bằng cách khác, bởi vì khớp ngậm bình sữa trái ngược hoàn toàn với khớp ngậm ti mẹ.
Nếu bé tiếp tục được bú bình thì sẽ là khó khăn cho bé khi tập bú mẹ.
Xem chi tiết: Các Cách Cho Bé Ăn Không Dùng Bình Sữa
Bé sẽ bú tốt, bú đúng khớp ngậm khi mẹ đủ tự tin và bình an.
Tâm an thì con ngoan.
Tâm loạn thì con loạn.
Nếu bạn vẫn gặp khó khăn khi chỉnh khớp ngậm cho con, con không chịu há miệng tợp ti, không chịu lè lưỡi thì xem thêm bài viết này nhé:
Lưu Ý Khi Tập Khớp Ngậm Đúng Cho Bé
Ngoài ra, tư thế tập cho bé bú đúng khớp ngậm trong bài viết này chỉ là 1 trong rất nhiều tư thế cho con bú.
Nếu bạn tập ở tư thế này không được thì bạn nên tập ở tư thế khác.
Bạn nên thay đổi nhiều tư thế khác nhau để tìm ra tư thế bé hợp tác nhất.
Bé không chịu ti mẹ
Với những bé không chịu ti mẹ bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Cách Tập Bé Ti Mẹ Trở Lại Khi Bé Không Chịu Ti Mẹ
Bạn có thể tham khảo cách mình đã tập cho bé ti mẹ bằng trợ ti tại bài viết sau:
Cách Tập Bé Ti Mẹ Bằng Trợ Ti
Mình hy vọng là qua bài viết này, các bạn đã hiểu thế nào là khớp ngậm đúng, và làm thế nào để cho con bú đúng khớp ngậm.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé!
Nếu bạn bị ít sữa, mất sữa, hãy xem các bài viết về cách kích sữa hiệu quả trên Blog của mình nhé!
https://mevabethaoduyen.com/tag/kich-sua/
Thảo Duyên
Kênh Youtube Blog Con Mọn