Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Đúng Cách » MẸ VÀ BÉ THẢO DUYÊN

Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách sẽ giúp bạn chăm con nhàn tênh và không bị stress vì những vấn đề sữa mẹ. Những kiến thức này đặc biệt quan trọng với những mẹ sinh con đầu lòng. Hãy cùng Mẹ Và Bé Thảo Duyên tìm hiểu về cách nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách nhé!

Lời nói đầu – Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách

Để có thể nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách giúp mẹ nhàn tênh, thì việc tìm hiểu những kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách, và những kinh nghiệm đúng đắn là rất cần thiết, đặc biệt là khi bạn mang thai lần đầu.

Mình là 1 người đã từng gặp rất nhiều vấn đề rắc rối về sữa mẹ sau sinh do nuôi con sữa mẹ sai cách, nên mình đã quyết tâm tìm hiểu cách nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách, và mình chia sẻ lại với các bạn kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ của mình, với hy vọng sẽ có thật nhiều em bé được bú mẹ hoàn toàn, và sẽ không còn ai phải gặp những khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ giống như mình trước đây.

Bởi vì, đã là mẹ, thì ai cũng muốn cho con mình những điều tốt nhất.

Và dòng sữa mẹ, vừa thiêng liêng, vừa ngọt ngào, và cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà người mẹ nào cũng muốn cho con.

Thế nhưng, nếu bạn không nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách thì có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc trên hành trình nuôi con sữa mẹ.

Bởi vì bản thân mình đã từng trải qua, nên mình hiểu được nỗi buồn của một người mẹ khi thiếu sữa, hiểu được sự lo lắng khi không biết mình làm đúng hay sai, hiểu được sự tuyệt vọng khi kích sữa không thành, sự căng thẳng khi không biết cách cho con bú, và sự hoang mang, sợ hãi khi bị tắc tia sữa…

Đồng thời, mình cũng hiểu được sự lo lắng của một người lần đầu làm mẹ khi chăm sóc con do chưa có kinh nghiệm, hiểu được những lo lắng khi con ốm sốt, và hiểu được mong muốn con luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, ngoan ngoãn và thông minh…

Những kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách và những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh trên Blog của mình chắc chắn sẽ giúp các bạn đỡ bỡ ngỡ hơn rất nhiều khi lần đầu làm mẹ.

Bài viết nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách này đặc biệt hữu ích cho những bạn sinh con lần đầu.

Nếu bạn làm đúng thì chắc chắn bạn sẽ nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh.

Còn nếu bạn gặp vấn đề về sữa mẹ thì chắc chắn bạn đã làm sai ở đâu đó.

Nếu bạn bị ít sữa, mất sữa sau sinh thì hãy xem bài viết Cách Kích Sữa Về Nhiều Cho Mẹ Ít Sữa – Mất Sữa

Nếu bạn bỡ ngỡ khi lần đầu làm mẹ thì hãy xem thêm những Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh của mình nhé!

Phần 1: CHUẨN BỊ TỪ TRƯỚC VÀ TRONG THAI KỲ

1. Chăm sóc bầu vú trước và trong thai kỳ

Trước khi mang thai, hầu như ít ai để ý đến đầu ti mình phẳng hay thụt, to hay bé.

Trong khi mang thai thì chúng ta ngại động chạm đến đầu ti vì sợ sinh non.

Còn sau khi sinh bé, thì 100% các mẹ không cho con bú được đều bị chê lên chê xuống rằng đầu ti to quá, ngắn quá, thụt quá, xấu quá… làm cho các mẹ mất tự tin về bản thân và cho rằng đầu ti mình có vấn đề khiến bé không bú được.

Tuy nhiên, bạn thử ngẫm lại xem, trong tự nhiên, có loài vật nào sinh con ra mà con nó chê ti mẹ, nó không biết bú hay không?

Sự thật là, trẻ sơ sinh có thể bú được mọi hình dạng, kích thước của đầu ti mẹ cho dù đầu ti mẹ có to, ngắn, thụt, hay có xấu như thế nào đi chăng nữa nếu như bạn làm đúng tự nhiên.

Vậy chúng ta thường làm sai ở đâu?

Đó chính là việc cho con bú bình sữa nhân tạo ngay từ sơ sinh khiến con bị mất đi khớp ngậm tự nhiên mà con đã luyện tập rất lâu bằng cách mút ngón tay khi còn trong bụng mẹ (cái này nhiều khi không phải do mẹ, mà là do bệnh viện họ cho bé bú sữa bằng bình trong thời gian cách ly).

Cái bình sữa chính là thủ phạm khiến bé không biết bú mẹ.

Vậy nên, nếu bạn chưa mang thai thì hãy lấy tay vuốt đầu ti hàng ngày để kéo đầu ti dài ra.

Nếu đầu ti thụt, thì bạn dùng bơm tiêm/máy hút sữa/dụng cụ hút đầu ti để hút cho đầu ti nhô ra.

Và nếu bạn đang mang thai thì hãy vệ sinh đầu ti và bầu ngực cẩn thận (khi đang mang thai chúng ta thường kiêng kích thích đầu ti bạn nhé).

Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi cho con bú (tự tin hơn vì bạn không bị chê, còn nó không ảnh hưởng nhiều đến khả năng bú đúng của bé).

2. Bầu mấy tháng thì có sữa non?

Sữa non đã có trong bầu vú mẹ từ tuần 16-20 của thai kỳ cho dù mẹ có thấy rỉ sữa non ra hay không.

Nên những mẹ sinh mổ hoàn toàn có thể có sữa non cho con ngay từ sau sinh nếu mẹ làm đúng.

Việc mẹ có thấy, hay không thấy rỉ sữa non trong thai kỳ không ảnh hưởng đến việc mẹ có đủ sữa cho con bú sau này hay không.

Mẹ sẽ luôn đủ sữa khi con bú đúng khớp ngậm.

Xem thêm: Khớp Ngậm Đúng Là Gì – 6 Bước Để Tập Cho Bé Bú Đúng Khớp Ngậm

Nếu mẹ làm đúng ngay từ đầu thì việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ rất dễ dàng.

Nếu mẹ cho con bú bình từ sơ sinh khiến con bú mẹ sai, thì bình sữa mới chính là nguyên nhân sâu xa khiến mẹ bị ít sữa, mất sữa dần, mẹ bị đau đầu ti, hay bị tắc tia sữa…

3. Tập thể dục trong thai kỳ

Những bài tập thể dục phần ngực, vai và lưng trên trong thai kỳ giúp mẹ có các cơ ngực, vai, cổ, lưng và bắp tay khoẻ mạnh để nâng đỡ bầu vú và bế con trong thai kỳ và sau khi sinh.

Đây là một số bài tập để các mẹ tham khảo

***

Phần 2: NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ĐÚNG CÁCH

Kiến thức về sữa mẹ rất nhiều, vì vậy mình không thể chia sẻ hết chỉ trong một bài viết.

Dưới đây là những bài viết bạn cần tham kham khảo để có thể nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách nhé!

1. Cơ chế tạo sữa – tiết sữa

2. Phản xạ xuống sữa

3. Các cách lợi sữa tự nhiên

4. Thực phẩm gây mất sữa

5. Làm sai sẽ khó – Làm đúng sẽ dễ

Nuôi con sữa mẹ sẽ nhàn tênh và đơn giản nếu mẹ làm đúng.

Nhưng sẽ khó khăn trắc trở hơn nếu làm sai.

Mình thiết nghĩ tại sao ngày xưa các cụ nuôi con đơn giản thế.

Mà ngày nay, người thiếu sữa, người mất sữa, người thì tắc tia sữa, đau đầu ti, rồi con bỏ ti mẹ…

Rất nhiều vấn đề gặp phải trên hành trình nuôi con sữa mẹ.

Vì hồi xưa, các cụ nuôi con thuận tự nhiên, nuôi con theo bản năng của một người mẹ.

Còn ngày nay, dưới sự tác động của công nghệ, của quảng cáo, của các sản phẩm hỗ trợ nuôi con quá nhiều, khiến cho bản năng của người phụ nữ bị phai mờ đi.

Người phụ nữ hiện đại thời nay không còn tin vào bản năng làm mẹ của mình trước sự xuất hiện của vô vàn sản phẩm lợi sữa, máy hút sữa, bình bú và sữa công thức.

BẠN KHÔNG CẦN BẤT CỨ SẢN PHẨM NÀO ĐỂ HỖ TRỢ NUÔI CON SỮA MẸ.

Bạn chỉ cần:

– Ăn đủ (đủ chất, đủ lượng)

– Uống đủ (uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày)

– Nghỉ ngơi hợp lý

– Cho con bú mẹ theo nhu cầu với khớp ngậm đúng

– Không cho con tiếp xúc với bình sữa nhân tạo

Thì sữa mẹ sẽ luôn luôn đáp ứng đủ nhu cầu của con từ sơ sinh.

6. Tác hại của bú bình

Các bạn lên Google search “Nghị định 100/2014/NĐ-CP” thì sẽ thấy bình sữa và núm ti giả cho trẻ dưới 2 tuổi bị nghiêm cấm quảng cáo tại Việt Nam.

Tại sao lại bị cấm?

Vì nó ảnh hưởng không tốt tới khả năng nuôi con sữa mẹ.

Chính bình sữa là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bú sai khớp ngậm, bú mẹ không hiệu quả.

Từ đó làm giảm tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ.

Bởi vì khớp ngậm bình sữa trái ngược hoàn toàn với khớp ngậm ti mẹ.

Khớp ngậm bình sữa - Khớp ngậm ti mẹ
Khớp ngậm bình sữa – Khớp ngậm ti mẹ

Khi bé bú mẹ trực tiếp, bé sẽ phải dùng lưỡi để mát xa và vắt sữa.

Còn khi bé bú bình, bé sẽ dùng lực để mút, còn lưỡi của bé phải thụt vào bên trong.

Nếu trẻ sơ sinh được bú bình quá sớm, thì khi bé bú mẹ, bé sẽ nghĩ bú mẹ giống như bú cái bình sữa, và kết quả là bú không ra nhiều sữa dẫn đến tình trạng quấy khóc, ngủ gục, bú không no bụng…

Mẹ thấy con quấy khóc, bú không được sữa thường nghĩ rằng mình thiếu sữa.

Kết quả là mẹ bổ sung sữa công thức cho con, khiến lượng sữa của mẹ giảm thực sự.

Ngoài ra, rất nhiều bé, khi được tiếp xúc với ti bình sẽ không thích bú mẹ nữa.

Kết quả là bé bỏ ti mẹ.

Bởi vì sao?

Vì ti mẹ trực tiếp được ví như đi xe đạp.

Còn ti bình được ví như đi xe máy.

Ngày xưa không có xe máy, thì chúng ta vẫn đi xe đạp ngon lành.

Nhưng khi đã có chiếc xe máy đầu tiên, thì có ai còn muốn trở lại đi xe đạp nữa không?

Ngoài ra, khi bé bú bình, cơ hàm mặt của bé không phát triển tối ưu dẫn tới nguy cơ mọc lệch răng khôn khi trưởng thành.

Do đó, tuyệt đối không nên cho bé bú bình trước 6 tuần tuổi.

Đấy là còn chưa kể đến chất lượng của nhiều loại bình sữa không đảm bảo, và trên thị trường Việt Nam có rất nhiều hàng giả.

7. Các cách cho bé ăn không dùng bình

Các cách cho bé ăn không dùng bình sẽ được dùng khi bé không thể bú mẹ trực tiếp.

Ví dụ như:

  • Mẹ và bé bị cách ly
  • Mẹ sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm, sợ bé không no bụng có thể tạm thời vắt sữa ra và đút cho con trong ngày đầu còn bỡ ngỡ…
  • Bé bị bú bình từ sơ sinh (trong thời gian cách ly bệnh viện cho bé bú sữa bằng bình) dẫn tới bé bú mẹ sai khớp ngậm, bé không bú được đủ no, thì mẹ có thể dùng những cách này để cho con ăn trong thời gian tập khớp ngậm đúng…

8. Da tiếp da – cho con bú sớm trong giờ đầu sau sinh

Da tiếp da và cho con bú sớm trong giờ đầu sau sinh là bước quan trọng giúp mẹ nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng.

Da tiếp da và cho con bú sớm trong giờ đầu sau sinh là cách gọi sữa về nhanh nhất và tốt nhất, giúp gia tăng lượng sữa của mẹ nhanh chóng.

Da tiếp da còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, những lợi ích này đã được khoa học kiểm chứng và công bố:

  • Gia tăng sự phát triển các mạch thần kinh và sự trưởng thành của não bộ
  • Giúp trẻ bình an và ngoan ngoãn
  • Ổn định thân nhiệt cho trẻ
  • Phát triển hệ miễn nhiễm
  • Hấp thụ dinh dưỡng tốt
  • Ổn định nhịp tim và nhịp thở
  • Gia tăng khả năng tự bú mẹ
  • Phương pháp da tiếp da và cho con bú mẹ sớm còn giúp mẹ giảm những hocmon cần giảm, tăng những hocmon cần tăng, giúp mẹ phục hồi tâm lý và cơ thể một cách nhanh chóng và tự nhiên, nhờ vậy sẽ giúp mẹ có 1 nguồn sữa dồi dào cho bé

9. Dung tích dạ dày sơ sinh

ĐỪNG VỘI MỪNG KHI BÉ BÚ ĐƯỢC 30ML NGAY SAU SINH!

Dung tích dạ dày khác với sức chứa của dạ dày.

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh

Ngày đầu sau sinh, dung tích dạ dày của bé chỉ có 5-7ml, nghĩa là mỗi cữ bé chỉ cần vài ml sữa là đủ (tương ứng với 1 thìa nhỏ sữa).

Nhưng dạ dày của bé có thể chứa được tới 30ml sữa (giống như quả bóng bay, khi bơm nước vào thì quả bóng bay sẽ giãn ra để chứa nước, nhưng độ co giãn của thành dạ dày của trẻ sơ sinh rất kém, không thể giống như bóng bay được).

Như vậy, bú 30ml sữa là gấp 5-6 lần dung tích dạ dày của bé.

Hậu quả là bé bị giãn dạ dày, nôn trớ, một số bé còn bị trào ngược dạ dày dẫn tới tím tái.

(Trẻ sơ sinh chưa biết no đói, vì chưa từng ăn qua dạ dày, nên bé có thể ăn 1 lượng sữa lớn hơn dung tích dạ dày của bé.

Trong khi sữa non của mẹ lúc mới sinh rất ít, đặc sánh và giàu kháng thể gấp 8-12 lần sữa già, chỉ vừa đủ dung tích dạ dày của con, là thức ăn hoàn hảo cho bé cả về chất lượng và số lượng)

10. Đo lượng sữa đầu vào để xem bé bú được bao nhiêu ml???

11. Dấu hiệu bé bú đủ

Khi bé bú mẹ trực tiếp thì mẹ không thể đo được lượng sữa đầu vào xem bé bú được bao nhiêu ml, mà bạn cần căn cứ vào các dấu hiệu của bé để xác định xem con bạn có đang bú đủ lượng sữa cần thiết hay không.

Bạn xem chi tiết về dấu hiệu bé bú đủ, dấu hiệu bé bú không đủ tại bài viết này nhé:

Dấu Hiệu Bé Bú Đủ, Dấu Hiệu Bé Bú Không Đủ

12. Các tư thế cho con bú đúng

Càng cho con bú ở nhiều tư thế phong phú thì sữa mẹ lại càng dồi dào.

***

13. Khớp ngậm đúng – Hướng dẫn cho bé bú đúng cách

***

Bạn có thể tìm hiểu thêm về khớp ngậm đúng tại bài viết này nhé:

Khớp Ngậm Đúng Là Gì – 6 Bước Để Tập Cho Bé Bú Đúng Khớp Ngậm

14. Cách vắt sữa bằng tay đúng kỹ thuật

***

15. Bú theo giờ hay bú theo nhu cầu?

Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách là phải cho bé bú mẹ trực tiếp THEO NHU CẦU.

Và cho con bú theo cữ, có nghĩa là con cần bú đủ no để khoảng cách giữa các cữ bú không quá gần nhau, chứ không phải là căn giờ cho con bú.

Việc căn giờ cho bé bú có thể làm bé mất đi bản năng tự nhiên là đòi bú khi đói, và tự nhả vú khi đã bú no.

Bạn cũng cần phân biệt hiện tượng bú gộp ở trẻ với việc ti vặt, ti lắt nhắt do bú sai khớp ngậm.

Bú gộp có nghĩa là bé sẽ gộp những cữ nhỏ nhỏ lại thành 1 cữ lớn.

Ví dụ: bé bú 5-10 phút, ngủ 5-10 phút, rồi lại dậy bú 5-10 phút rồi lại ngủ 5-10 phút.

Hoặc là bé bú 5-10 phút xong rồi tè, lại bú 5-10 phút xong rồi ị.

Các bé cứ bú những cữ nhỏ nhỏ như vậy trong khoảng 1 tiếng, sau đó sẽ ngủ 1 giấc dài.

Đây là đặc điểm sinh lý bình thường của các bé.

Khi nào bé cần bú
Dấu hiệu bé đòi bú

16. Thế nào là bú cạn sữa?

Khi bạn nhận thấy bầu vú mềm hẳn đi, không còn căng cứng nữa, và lượng sữa chảy ra rất ít thì được coi là bé bú cạn sữa.

Bởi vì sữa mẹ được sản xuất liên tục, nên nếu bé tiếp tục bú hoặc mẹ tiếp tục hút thì vẫn ra sữa, chỉ là ra ít mà thôi.

Bé có thể chỉ bú cạn 1 bên ngực trong 1 cữ bú, hoặc bé có thể bú cạn cả 2 bên, đó là lựa chọn của bé.

Bạn chỉ cần đảm bảo cho con bú cạn 1 bên ngực, sau đó mới chuyển sang bên ngực còn lại để bé nhận được cả sữa đầu và sữa sau.

Và cho bú luân phiên 2 bên ngực để lượng sữa 2 bên cân bằng.

Tức là ở cữ này bạn cho con bú ngực bên trái trước, thì ở cữ sau bạn cho con bú ngực bên phải trước (không cần tuyệt đối chính xác đâu mẹ nhé)

17. Có bao nhiêu tia sữa?

Số lượng tia sữa trên đầu ti mỗi mẹ là khác nhau.

Có mẹ chỉ có 4-5 tia sữa.

Có mẹ có tới mười mấy tia sữa.

Và số lượng tia sữa ở 2 bên ngực mẹ cũng sẽ khác nhau.

Lúc mới sinh, sữa có thể bắn ra thành tia ở 1 số tia sữa, nhưng chỉ nhỏ giọt ở những tia sữa khác.

Khi con bú mẹ thường xuyên, và bú mẹ ở nhiều tư thế khác nhau sẽ giúp mẹ thông đều các tia sữa, từ đó số tia sữa bắn ra sẽ nhiều lên.

Ngoài ra, bạn có thể lấy khăn mềm nhúng vào nước ấm, và miết nhẹ trên đầu ti giúp các tia sữa thông đều.

Nhưng tóm lại là, ít tia sữa hay nhiều tia sữa không quan trọng.

Quan trọng là bạn cho con bú đúng khớp ngậm và cho con bú theo nhu cầu là đủ.

18. Lợi ích của sữa mẹ

Nuôi con sữa mẹ không chỉ tốt cho bé, mà còn tốt cho cả mẹ nữa.

Nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu dài thì mẹ càng giảm được nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, giảm nguy cơ mất trí nhớ khi về già…

Các bạn xem thêm về lợi ích của sữa mẹ ở bài viết này nhé:

Lợi Ích Của Sữa Mẹ Đối Với Bé

Lợi Ích Của Việc Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ – Phần Thưởng Dành Cho Mẹ

19. Nên cho bé bú mẹ hay hút sữa ra bú bình?

Tất nhiên cho bé bú mẹ trực tiếp luôn luôn là tốt nhất.

Có một số mẹ cho rằng khi cho con bú mẹ trực tiếp thì không biết con bú được bao nhiêu, sợ con nghiện ti mẹ nên lựa chọn hút sữa ra bình để kiểm soát xem con bú được bao nhiêu ml, và để người khác có thể giúp mẹ cho con ăn bằng bình.

Nếu bạn lựa chọn hút sữa ra cho con bú bình thì đó là lựa chọn của bạn, và mình tôn trọng quyết định đó.

Tuy nhiên, đó có thể là lựa chọn tốt nhất cho mẹ, nhưng không phải là lựa chọn tốt nhất cho bé.

Để mình phân tích ưu điểm và nhược điểm để bạn nhận định nhé.

Trường hợp mẹ hút sữa ra cho con bú bình

Ưu điểm:

+ Mẹ kiểm soát được lượng sữa con bú được

+ Mẹ có thể nhờ người khác cho bé ăn, bé không phụ thuộc vào mẹ

+ Nếu mẹ đi làm trở lại sớm thì không phải tập cho con bú bình.

Nhược điểm:

+ Sữa rã đông thường có mùi xà phòng khiến nhiều bé không chịu bú

+ Mẹ phải bỏ tiền đầu tư mua máy hút sữa loại tốt để hút sữa hiệu quả

+ Mẹ có thể thường xuyên bị đau đầu ti, tắc tia sữa… do sử dụng máy hút sữa không đúng cách

+ Mẹ mất thời gian hút sữa (trung bình mẹ cần hút sữa 8 lần mỗi ngày), rửa bình, rã đông sữa, hâm sữa, tiệt trùng bình sữa…

+ Mẹ cần thay bình sữa phù hợp theo độ tuổi của bé hoặc khi bé không hợp tác, bú bị sặc…

+ Bé bú bình thường dễ bị đầy hơi và nôn trớ

+ Mẹ căn giờ cho bú, ăn cữ nào cũng giống nhau sẽ khiến bé không biết cảm giác no đói, một số bé xuất hiện tình trạng không bao giờ đòi bú cho dù đã rất lâu mẹ không cho bé bú, một số bé biếng ăn khiến mẹ stress

+ Vì mẹ kiểm soát được lượng sữa bé bú được, nên cữ nào bé không bú hết, hay ở giai đoạn biếng ăn sinh lý, tuần khủng hoảng… mẹ sẽ rất stress vì bé ăn không đủ theo nguyện vọng của mẹ

+ Bé không phát triển tốt nhất cơ lưỡi và răng hàm mặt, không tạo tiền đề tốt nhất để bé nhai tốt khi bước vào giai đoạn ăn dặm

+ Bé không nhận được kháng thể chỉ định từ sữa mẹ trong trường hợp bé bị ốm sốt mà chỉ nhận được kháng thể tổng quát.

Trường hợp bé bú mẹ trực tiếp

Nhược điểm:

+ Nếu mẹ phải đi làm trở lại sớm thì mẹ sẽ cần tập cho bé bú bình

+ Mẹ không kiểm soát được chính xác bé bú được bao nhiêu ml sữa.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biết được bé có đang bú đủ lượng sữa hay không dựa vào các dấu hiệu bé bú đủ và dấu hiệu bé bú không đủ trong bài viết dưới đây:

Dấu Hiệu Bé Bú Đủ, Dấu Hiệu Bé Bú Không Đủ

Ưu điểm:

+ Quầng thâm đen trên bầu vú mẹ là bộ cảm biến tuyệt vời.

Trước đây mình từng nghĩ cho dù là bé bú mẹ trực tiếp hay là hút sữa ra thì thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ là như nhau, nên cho dù hút sữa ra hay cho bé bú mẹ trực tiếp thì đều tốt như nhau.

Tuy nhiên, sau này mình mới biết được, mỗi 1 cữ sữa mẹ khi bé bú trực tiếp là một nồi sữa được nấu riêng cho từng cữ bú, phù hợp với nhu cầu riêng của bé trong từng cữ bú, chính là nhờ vào bộ cảm biến là quầng thâm đen tuyệt vời trên bầu vú mẹ.

Khi miệng em bé ngậm vào quầng đen đó, môi và các gai lưỡi sẽ bám vào đó.

Bộ cảm biến ở cái quầng đen đó sẽ cảm biến là em bé đang bị sốt, đang cần nhiều nước, đang cần nhiều đạm, hay cần kháng thể chỉ định chống lại một mầm bệnh nào đó…

Thông qua môi, lưỡi, độ pH của nước bọt, độ axít, độ kiềm trong nước bọt, kháng thể trong nước bọt… mà em bé sẽ tác động vào núm vú để kích thích mẹ tiết ra những chất bé cần, những chất phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của bé trong từng giai đoạn.

Điều này không một chiếc máy hút sữa nào có thể làm được.

+ Mẹ nhàn, con khỏe.

Mỗi khi con đói, mẹ chỉ cần vạch áo lên và cho con bú theo nhu cầu, không cần làm gì khác.

Mẹ không tốn thời gian hút sữa rửa bình hâm sữa các kiểu…

+ Sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu cầu của con chỉ cần con bú đúng khớp ngậm.

Khi nhu cầu của con tăng lên thì sữa mẹ tự động tăng theo để đáp ứng nhu cầu tăng của bé.

+ Mẹ không kiểm soát lượng sữa đầu vào nên không bị stress khi nhu cầu của con giảm đi, miễn là con đáp ứng các dấu hiệu bé bú đủ thì mẹ hoàn toàn yên tâm rằng bé đang phát triển tốt.

+ Bé bú mẹ trực tiếp đúng khớp ngậm sẽ rất ít khi bị đầy hơi

+ Bé bú theo nhu cầu, biết đòi ăn khi đói và tự nhả vú khi no bụng, ít gặp tình trạng biếng ăn sinh lý hơn bé bú bình

+ Bé bú mẹ đúng khớp ngậm sẽ phát triển tốt cơ lưỡi, răng hàm mặt, tạo tiền đề cho bé nhai tốt hơn khi bước vào giai đoạn ăn dặm, đồng thời cũng phát triển hộp sọ một cách tốt nhất.

+ Mẹ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá do không phải mua máy hút sữa, bình sữa và những sản phẩm liên quan

Lưu ý:

+ Trường hợp bé bú mẹ bị sặc sữa, mẹ bị đau đầu ti, tắc tia sữa, vừa bú vừa ngủ, bú quá lắt nhắt… đều là do bé đang bú sai. Nếu bé bú đúng thì mẹ sẽ không gặp những vấn đề đó.

+ Bé bú mẹ và bú bình song song không phải là nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách.

Rất ít các bé hợp tác ti bình và ti mẹ tốt tới khi lớn (với những bé nhỏ, khoảng 1-2 tháng tuổi thì không nói, vì lúc đó vấn đề chưa phát sinh, lúc đó còn quá sớm nên mẹ đừng vội mừng khi con hợp tác cả 2 nhé).

Thông thường, khoảng tầm 2-3 tháng tuổi các bé sẽ thường lựa chọn 1 trong 2, hoặc là bú mẹ, hoặc là bú bình.

Do đó những bé bú mẹ và bú bình song song thường rất hay gặp một số vấn đề như: bé bỏ ti mẹ hoặc bỏ ti bình, bé lười bú, biếng ăn, bé bú sai, thường xuyên bị sặc sữa…

Có thể bây giờ bạn không tin, nhưng khi bạn gặp phải thì đã quá muộn, vì khắc phục hậu quả sẽ khó hơn rất nhiều so với việc phòng tránh.

20. Sữa loảng sữa đặc – Sữa nóng sữa mát

Hầu như các mẹ bỉm sữa ai cũng muốn sữa mình đặc và mát.

Tuy nhiên, khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách thì bạn không cần quan tâm sữa mình loảng hay đặc, nóng hay mát làm gì.

Quan niệm về sữa loảng sữa đặc, sữa nóng sữa mát chỉ đơn giản là bị hiểu sai, và bị thổi phồng bởi quảng cáo mà thôi.

Không có sữa đặc, sữa loảng, mà chỉ có sữa đầu (sữa trước) và sữa sau.

Sữa đầu có màu trắng trong, chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất…, rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Sữa sau có màu đục hơn hoặc hơi vàng, đặc hơn sữa đầu, chứa nhiều chất béo, giúp bé no bụng và tăng cân.

Cũng không có sữa nóng, sữa mát, hay sữa ít chất.

Sữa mẹ luôn luôn đủ chất.

Và đã là sữa mẹ thì đều tốt như nhau.

Chỉ khi người mẹ có chế độ ăn uống và lối sinh hoạt không lành mạnh khiến cơ thể mẹ quá tải và các chức năng trong cơ thể mẹ không hoạt động đúng nữa, khiến em bé gặp 1 số vấn đề liên quan như dị ứng, sài mòn sài chéo, nôn trớ, đỏ đít…

Thì khi đó mẹ mới cần cải thiện và làm tăng chất lượng sữa mẹ.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết bên dưới nhé:

Sữa Mẹ Đặc Và Loãng Hay Sữa Đầu Và Sữa Cuối

Cách Tăng Chất Lượng Sữa Mẹ

21. Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều

22. Nên cho bé bú sữa mẹ đến khi nào

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo các mẹ nên cho con bú tối thiểu đến năm 2 tuổi.

Nhưng cột mốc 2 tuổi chỉ là tối thiểu thôi mẹ nhé.

Bé nên được bú mẹ càng lâu càng tốt.

Độ tuổi cai sữa tự nhiên của loài người trước kia là từ 4-7 tuổi.

23. Cách cai sữa cho bé

***

Phần 3: CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP SAU SINH

1. Kiêng cữ sau sinh

2. Chọn người đón tay em bé và kiêng cữ cho trẻ sơ sinh

3. Quy trình sinh đẻ của bộ y tế

1. Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh)

2. Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin

3. Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3 phút sau khi thai sổ) và kẹp và cắt dây rốn một thì.

4. Kéo dây rốn có kiểm soát

5. Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ.

6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn.

Bạn có thể lên mạng download Quyết định 4673/QĐBYT-2014 để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Bạn thấy đấy, bộ y tế đã quy định phải hỗ trợ da kề da và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Chứng tỏ điều gì?

Chứng tỏ da kề da rất quan trọng.

Vậy mà tại sao chúng ta lại coi nhẹ và bỏ qua nó?

Thế nhưng, quy định thì là vậy, nhưng khi đi sinh bé bạn đừng trông mong rằng bạn sẽ được hỗ trợ nuôi con sữa mẹ.

Bởi vì chính bản thân người y tá đó còn coi nhẹ da kề da, còn nghĩ rằng sinh mổ không có sữa, còn đang nuôi con bằng sữa công thức… thì làm sao họ có thể hỗ trợ tốt cho bạn khi họ hoàn toàn không có kiến thức về sữa mẹ?

Cho nên, bạn cần tự hỗ trợ chính mình bằng cách tìm hiểu những kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách

4. Cách gọi sữa về cho mẹ mới sinh – Sinh mổ không có sữa?

5. Ngực căng cứng nhưng sữa ra ít – Cương sữa sinh lý

6. Ngực mềm có phải ít sữa? – Thay đổi cơ chế tạo sữa

7. Duy trì sữa mẹ khi đi làm trở lại

8. Tắc tia sữa

9. Đau đầu ti (đau núm vú)

10. Mẹ bị sốt có cho con bú được không

11. Sau sinh nên ăn gì

12. Bà đẻ kiêng ăn gì

13. Chăm sóc vùng kín sau sinh

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách và một vài kinh nghiệm cho mẹ sau sinh, mình hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn.

Hãy thường xuyên trở lại Blog Mẹ Và Bé Thảo Duyên của mình để tìm hiểu thêm những kiến thức và kinh nghiệm chăm con nhé!

Xem thêm: Nuôi Dạy Con Đúng Cách Giúp Con Khỏe Mạnh, Ngoan Ngoãn Và Thông Minh Vượt Trội

Groups chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ

Hội Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ – NHÀN TÊNH

Tư vấn viên sữa mẹ cộng đồng Thảo Duyên

Blog Con Mọn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

San San

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *