Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ vô cùng tài năng thời chiến của Việt Nam. Những tác phẩm của anh luôn thu hút rất nhiều độc giả và tạo được dấu ấn lớn với ông chúng. Trong đó có những bản nhạc bất hủ được phổ nhạc mà bất cứ ai cũng muốn lắng nghe một lần!
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn có tên khác là Nguyễn Hải Dương. Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15/4/1943 tại thôn Ưu Điềm, Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm lúc nhỏ học ở quê. Ông ra Bắc vào năm 1955 và học tại trường học sinh miền Nam. Sau đó vào năm 1964, ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, ông cùng niên khóa với những nhà thơ nổi tiếng như: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân.
Nguyễn Khoa Điềm sau đó vào miền Nam hoạt động trong các phong trào học sinh, tham gia quân đội và xây dựng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Cùng thời gian đó, ông cũng viết báo và làm thơ cho tới năm 1975. Ông từng bị giam trong nhà tù Thừa Phủ và được giải thoát vào Chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Chính vào thời điểm này, ông mới bắt đầu sự nghiệp làm thơ.
Vào năm 1975, Nguyễn Khoa Điềm đã trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, Nguyễn Khoa Điềm tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản, Chủ tịch Hội Văn nghệ của khu vực Bình Trị Thiên, đồng thời cũng là phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên. Ngoài ra, Nguyễn Khoa Điềm còn có mặt trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa thứ III).
Năm 1994, ông ra Hà Nội và giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa thứ V vào năm 1995.Năm 1996, ông trở thành Đại biểu Quốc hội khóa X. Tháng 11/1996 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch). Từ năm 2001 – 2006 ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW.
Trong sự nghiệp thơ ca của mình,ông đã có rất nhiều những tác phẩm thơ hay và có ý nghĩa sâu sắc. Những tác phẩm thơ của ông phần lớn đều nói về tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi những anh bộ đội, những người mẹ cùng tình yêu đất nước cao đẹp. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm đặc biệt có rất nhiều bài hát được phổ nhạc, ngâm thơ như: Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm; Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ; Tình ca; Có một ngày;…
Sự nghiệp sáng tác thơ và những tác phẩm được phổ nhạc bất hủ
Những tác phẩm thơ, ký và giải thưởng của Nguyễn Khoa Điềm
Những tác phẩm thơ nổi tiếng, đã xuất bản của Nguyễn Khoa Điềm có thể kể đến như: Cửa thép (thể ký, xuất bản năm 1972; Đất Ngoại Ô (tập thơ được sáng tác năm 1973); Tập thơ Ngôi Nhà Có Ngọn Lửa Ấm (sáng tác năm 1986): Tập thơ Nguyễn Khoa Điềm (sáng tác năm 1990); Tập thơ Cõi Lặng (xuất bản năm 2007)
Một số bài thơ xuất sắc nhất có thể kế tới như: Bếp Lửa Rừng; Báo Động; Bước Chân – Ngọn Đèn; Trường Ca; Giặc Mỹ; Gửi Anh Tường; Đất Nước; Đất Và Khát Vọng; Khúc Hát Ru Những Em Bé Trên Lưng Mẹ;….Một trong số đó còn được đưa vào sách giáo khoa như chuẩn mực về thi ca Việt Nam.
Trong sự nghiệp thi ca của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã đạt được một số giải thưởng danh giá như:
– Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô cùng tập thơ “Cõi Lặng”
– Giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ “Ngôi Nhà Có Ngọn Lửa Ấm”.
– Giải thưởng Nhà Nước Về Văn Học Nghệ Thuật.
Những bài thơ hay được phổ nhạc
Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
Đất Nước là một bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm nói về tình yêu quê hương, đất nước cao đẹp. Bài thơ được hoàn thành ở Chiến khu Bình Trị Thiên vào năm 1971 với lời thơ thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”; “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình – Phải biết gắn bó san sẻ”…Lời thơ đẹp này đã được Thanh Hòa phổ nhạc ngâm thơ và trở thành một trường ca vô cùng được yêu mến.
Bài thơ Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm mang theo tầng ý nghĩa sâu sắc và khi được phổ nhạc ngâm thơ nó đã tới gần hơn với công chúng, đặc biệt là những thế hệ cha ông đã trải qua bao gian khó thời kỳ bom đạn. Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm được xem là một trong những bài thơ vô cùng được yêu thích và thành công của nhà thơ Cách mạng Nguyễn Khoa Điềm.
Bài hát Lời Ru Trên Nương
Bài hát này được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Trần Hoàn, theo lời bài thơ Khúc Hát Ru Những Em Bé Trên Lưng Mẹ. Bài hát là lời người mẹ ru con ngủ để đi làm rẫy với tình yêu và lý tưởng luôn một lòng hướng về Tổ Quốc. Hãy nghe thử bài hát này để cảm nhận từng ý thơ đẹp đẽ và tình yêu nước sâu sắc mà Nguyễn Khoa Điềm gửi gắm vào trong từng lời thi ca bạn nhé!.
Đây là ca khúc được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc dựa trên lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ nói về sự chung thủy của người con trái với cô gái đã phản bội mình. Người con trái ấy vẫn luôn nhớ thương về cô gái cùng những kỷ niệm giữa hai người. Ca khúc “Có Một Ngày” thực sự rất hay và mang theo hoài niệm mà bạn rất nên nghe thử!.
Bài hát “Tình Ca Người Lính”
Bài hát được phổ nhạc từ bài thơ Tình Ca của Nguyễn Khoa Điềm với lời thơ da diết mà sâu sắc “Đừng yêu ai em nhé – Chỉ yêu mình anh thôi”. Đây là bài thơ về tình yêu rất đẹp thời chiến. Ngay từ trong buổi chiến tranh loạn lạc, người ta vẫn biết yêu, đó là nhu cầu và điểm tựa tinh thần tuyệt vời cho anh chiến sĩ. Bạn yêu thích nhạc Cách mạng, nhạc trữ tình thì không nên bỏ qua bài hát đầy hấp dẫn và sâu sắc này!.
Ngoài bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được phổ nhạc thì bài viết đã gợi ý cho bạn một số bài thơ hay khác cũng được phổ nhạc của nhà thơ tài năng này. Những tác phẩm của ông đều mang tầng ý nghĩa cao cả, lớn lao, bao trùm cả Đất Nước, vùng dậy để mà đấu tranh. Tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa đều phát triển và trở thành tình yêu quê hương, yêu đất nước.