Nợ xấu tại các công ty tài chính ở ngưỡng cao

Nợ xấu tại các công ty tài chính ở ngưỡng cao

Nợ xấu của nhiều công ty tài chính đến nay đã lên đến 8-10%, cá biệt có công ty nợ xấu lên đến 20%. Nhiều công ty tài chính đã lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí còn thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao. Để tìm hiểu về hiện tượng nợ xấu tăng cao ở các công ty tài chính, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay!

Nợ xấu của các công ty tài chính tăng cao

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng cho biết, đến 31/8/2023, dư nợ cho vay phục vụ đời sống toàn hệ thống đạt khoảng 2.671.000 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 0,35% so với 31/12/2022, nợ xấu chiếm tỷ lệ trên 4%.

Nợ xấu của các công ty tài chính tăng cao

Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của 16 công ty tài chính là 135.945 tỷ đồng (chiếm khoảng hơn 5% dư nợ cho cho vay phục vụ đời sống). Tuy nhiên, nợ xấu của các công ty tài chính đến nay đã lên đến 8-10% cá biệt có công ty nợ xấu lên đến 20%, nhiều công ty lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao.

Xem thêm: TOP 10 công ty tài chính uy tín nhất tại Việt Nam

Nguyên nhân nợ xấu tăng cao

Giải thích cho tình trạng nợ xấu tăng cao, theo ông Hùng ngoài những yếu tố khách quan với khó khăn chung còn có những yếu tố chủ quan và rất nguy hiểm mà chưa có chế tài xử lý đó là khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ.

“Có cán bộ công ty đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cán bộ là dùng biện pháp manh động để đòi nợ đến chính quyền. Một số đối tượng lợi dụng việc cơ quan quản lý trấn áp tội phạm tín dụng đen và cố tình qui kết các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép là tổ chức tín dụng đen nên không trả nợ và thành lập hội bùng nợ trên Zalo, Facebook …. nhưng không hề bị xử lý”, ông Hùng cho biết.

Nguyên nhân nợ xấu tăng cao

Ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng cũng cho hay, tín dụng tiêu dùng đang trong giai đoạn khó khăn nhất trong vòng hơn 15 năm qua. Dư nợ cho vay của nhóm công ty tài chính tiêu dùng tính tới cuối tháng 6/2023 giảm 10,2% so với thời điểm cuối năm 2022. Nợ xấu của nhóm công ty tài chính cũng tăng từ mức 10,7% cuối 2022 lên 12,5% cuối tháng 6/2023.

Theo ông Ninh, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng mạnh tại các tổ chức tài chính là do ảnh hưởng từ nền kinh tế gặp khó khăn. Trong 9 tháng năm 2023, GDP của Việt Nam tăng 4,24%, mức thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay (trừ năm 2020, 2021 do tác động của dịch Covid-19).

Kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút khiến người lao động có xu hướng cắt giảm chi tiêu, Trong nửa đầu năm 2023, thị trường bán lẻ tại Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng âm trong doanh thu, thể hiện rõ nhất qua sự sụt giảm doanh thu của 3 “ông lớn” trong ngành bán lẻ là Thế Giới Di Động, Điện máy xanh và FPT Shop.

Bên cạnh đó, các công ty tài chính cũng bị đánh đồng với các tổ chức tín dụng đen, khách hàng cố tình bùng nợ; hoạt động gian lận ngày càng tinh vi và gia tăng,…

Có 16 công ty tài chính gặp nhiều khó khăn

“Có 16 công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép song giá trị tích cực mà các công ty này đang bị pha loãng bởi sự xâm lấn của hàng trăm tổ chức tín dụng phi chính thức – hay còn gọi là tín dụng đen. Việc bùng nổ các app cho vay tiêu dùng giả danh khiến góc nhìn của nhiều người đối với hoạt động của các công ty tài chính được cấp phép trở nên méo mó”, ông Ninh trăn trở.

Ngoài ra, theo ông Ninh, ý thức trả nợ của một số bộ phận khách hàng cũng đang gây khó khăn lớn cho các công ty tài chính. Hàng loạt hội nhóm ra đời chia sẻ cách thức trốn nợ, người trước bảo người sau, tạo hệ luỵ lớn cho cho thị trường cũng như các công ty tài chính.

Liên quan tới vấn đề này, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Quyền Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) cho rằng nguyên nhân của việc “bùng nợ” là do khách hàng chưa nhận thức rõ về hậu quả mang lại. Theo bà Nguyệt, việc hành lang pháp lý chưa rõ ràng khiến nhân viên của các công ty tài chính gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ, thậm chí là bị khách hàng đe dọa, sử dụng bạo lực.

Trên đây là những thông tin mới nhất về việc nợ xấu của các công ty tài chính ngày càng gia tăng. Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích tới bạn. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về tài chính tại: Casestudypaper.com

Hằng Phạm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *